Mọc răng khôn có nên uống thuốc giảm đau hay không?

Nhổ RĂNG KHÔN MỌC NGẦM – KHÓ chứ không hề DỄ. Nha Khoa Anna
Nhổ RĂNG KHÔN MỌC NGẦM – KHÓ chứ không hề DỄ. Nha Khoa Anna

Mọc răng khôn có nên uống thuốc giảm đau không? Cùng tham khảo thông tin tư vấn từ bác sĩ nha khoa để tránh việc sử dụng thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe.

Một trong những câu hỏi thường gặp nhất ở các bệnh nhân mọc răng khôn đó là mọc răng khôn có nên uống thuốc giảm đau hay không. Xoay quanh vấn đề này, bác sĩ nha khoa Sài Gòn B.H đã có những tư vấn rất cụ thể, chúng ta hãy cùng tìm hiểu dưới đây.

Tại sao mọc răng khôn bị đau?

Mọc răng khôn bị đau xuất phát từ một số nguyên nhân chính đó là:

– Chiếc răng mọc gây chèn ép lên mô mềm, nướu lợi hoặc đâm sang răng số 7 hay các phía khung hàm xung quanh.

– Tại ổ xương răng xuất hiện tình trạng viêm nhiễm cũng dẫn tới cảm giác đau nhức.

Phải dựa vào nguyên nhân gây ra cảm giác đau nhức, bệnh nhân mới có thể nắm được cách xử lý sao cho phù hợp.

Mọc răng khôn có nên uống thuốc giảm đau hay không?

Bác sĩ nha khoa đưa ra khuyến cáo rất rõ cho câu hỏi mọc răng khôn có nên uống thuốc giảm đau hay không đó là: Bệnh nhân KHÔNG NÊN TỰ MUA THUỐC GIẢM ĐAU điều trị tại nhà. Lý do như sau:

– Bệnh nhân không xác định được nguyên nhân chính xác dẫn tới trình trạng đau nhức khi mọc răng khôn. Bệnh nhân cũng không thể đánh giá được mức độ tổn thương của vị trí răng mọc đang ở mức nào, do đó, tự mua thuốc giảm đau sẽ không thể điều trị dứt điểm. Việc mua thuốc giảm đau chỉ giúp giảm đau tạm thời mà không xử lý triệt để được vấn đề, ngược lại còn dễ khiến tình trạng thêm nghiêm trọng.

– Sử dụng thuốc giảm đau tại nhà với liều lượng không phù hợp còn gây hại gan, dạ dày, hệ thần kinh, dễ khiến cơ thể bị nhờn thuốc kháng sinh.

Vì các lý do này, bệnh nhân không nên tự mua thuốc giảm đau uống tại nhà mà cần tới nha khoa kiểm tra răng miệng trước. Sau khi xác định được rõ nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của chiếc răng khôn, bác sĩ sẽ tư vấn các xử lý phù hợp. Nếu có thể điều trị bằng thuốc, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Nếu đau răng khôn mà chưa thể tới nha khoa ngay nên làm gì?

Nếu bệnh nhân chưa thể sắp xếp tới khám răng được ngay, bệnh nhân có thể giảm đau bằng một số biện pháp tạm thời như sau:

– Chườm đá lạnh bên ngoài mặt, phía răng đau trong khoảng 15 phút.

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý, nước muối sẽ làm dịu cơn đau nhanh chóng, tới khi răng đau trở lại bệnh nhân lại tiếp tục súc miệng.

– Hạn chế ăn nhai phía răng đau, khi vệ sinh răng miệng thì tránh chải răng trực tiếp lên răng khôn đang mọc.

Đối với trường hợp bệnh nhân chưa thể nhổ răng khôn được ngay, do đang trong giai đoạn sức khỏe đặc biệt (phụ nữ mang thai, bệnh nhân mới phẫu thuật,…) thì vẫn cần tới nha khoa để kiểm tra và được tư vấn cách điều trị giảm đau, giảm viêm bằng thuốc sao cho phù hợp nhất.

Xử lý dứt điểm răng khôn bị đau như thế nào?

Để điều trị dứt điểm cảm giác đau nhức khi mọc răng khôn, bác sĩ sẽ điều trị dựa trên nguyên nhân khiến răng bị đau nhức. Hay nói cách khác, dựa trên tình trạng chiếc răng khôn đang mọc.

– Cắt lợi trùm: Biện pháp cắt lợi trùm được sử dụng khi răng khôn mọc thẳng nhưng bị phần lợi trùm lên phía trên, cản trở chiếc răng nhô lên khỏi khuôn hàm. Khi lợi trùm được phẫu thuật cắt bỏ, chiếc răng có thể mọc lên bình thường, không tạo ra sự chèn ép với mô mềm, cảm giác đau nhức khi mọc răng cũng hết.

– Nhổ răng khôn: Bệnh nhân cần nhổ răng khôn nếu chiếc răng mọc lệch, mọc ngang gây cảm giác đau nhức. Răng mọc lệch, mọc ngang đâm vào khung hàm hoặc đâm vào răng số 7 bên cạnh sẽ kèm theo cảm giác đau nhức rất lâu, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, cần phải tiến hành nhổ răng sớm mới nhanh chóng thoát khỏi cảm giác đau nhức mỗi lần mọc răng.

Như vậy, có thể thấy, việc mua giảm đau uống tại nhà sẽ không giúp bệnh nhân xử lý triệt để tình trạng đau nhức mỗi khi mọc răng khôn. Do đó, với câu hỏi mọc răng khôn có nên uống thuốc giảm đau hay không, bác sĩ nha khoa Sài Gòn B.H đã đưa ra khuyến cáo rất rõ là không nên tự mua thuốc uống. Việc điều trị bằng thuốc giảm đau sẽ chỉ được phép khi bệnh nhân tới nha khoa kiểm tra răng miệng và được kê đơn sử dụng theo lộ trình điều trị của bác sĩ với liều lượng phù hợp.

Bạn đang xem bài viết: Mọc răng khôn có nên uống thuốc giảm đau hay không?. Thông tin do damri.edu.vn chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts