Cách làm hộ chiếu đi nước ngoài đơn giản nhất không phải ai cũng biết

Hộ Chiếu Là Gì, Visa Là Gì? Giải Thích Chi Tiết Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu [Visa Tận Tâm]
Hộ Chiếu Là Gì, Visa Là Gì? Giải Thích Chi Tiết Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu [Visa Tận Tâm]

Hộ chiếu là giấy tờ cần thiết cho công dân Việt Nam khi xuất nhập cảnh. Vậy hộ chiếu là gì? Cách làm hộ chiếu đi nước ngoài như thế nào? Các điều cần lưu ý khi đi làm hộ chiếu là gì?

Trong bài viết dưới đây, ESA đã tổng hợp các thông tin liên quan đến cách làm hộ chiếu đi nước ngoài, mời bạn đón đọc.

Cần phải có hộ chiếu mới đi được nước ngoài

Hộ chiếu đi nước ngoài là gì?

1. Khái niệm

Hộ chiếu là một loại giấy tờ tùy thân. Nhiều người thường gọi giấy tờ này là Passport. Hộ chiếu được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho công dân có quốc tịch Việt Nam. Mục đích sử dụng giống như chứng minh thư/ căn cước công dân, dùng để xác minh thân phận của người sở hữu. Chứng minh thư/ căn cước công dân có hiệu lực trong lãnh thổ Việt Nam. Hộ chiếu có hiệu lực cả trong nước và đặc biệt quan trọng khi ra nước ngoài.

Hiểu một cách đơn giản nhất, hộ chiếu chính là giấy tờ cho phép bạn được xuất cảnh khỏi đất nước cũng như được phép nhập cảnh khi từ nước ngoài về.

2. Các loại hộ chiếu đi nước ngoài

Tại Việt Nam hiện nay có 3 loại hộ chiếu, cụ thể gồm:

  • Hộ chiếu công vụ
  • Hộ chiếu ngoại giao
  • Hộ chiếu phổ thông

Thời hạn của mỗi loại hộ chiếu kể trên không giống nhau.

Cách làm hộ chiếu đi nước ngoài

1. Làm hộ chiếu cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Các giấy tờ tùy thân cần chuẩn bị khi đi làm hộ chiếu

Điều quan trọng nhất trong cách làm hộ chiếu đi nước ngoài đó là chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ. Mỗi trường hợp có list giấy tờ cần chuẩn bị riêng.

Trường hợp thông thường (người làm hộ chiếu đủ 14 tuổi trở lên):

  • 1 tờ khai xin đề nghị xin cấp hộ chiếu. Hoàn thanh đầy đủ và chính xác các yêu cầu trong tờ khai. Sau đó bạn cần phải xin xác nhận của công an xã, phường nơi mà bạn có hộ khẩu thường trú.
  • Sổ hộ khẩu (1 bản sao kèm theo bản chính để phục vụ công tác đối chiếu).
  • Thẻ căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân (1 bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu).
  • 4 ảnh chụp cỡ 4 x 6 cm. Anh chụp phải đáp ứng điều kiện: không chụp quá 6 tháng, nền trắng, tóc tai vấn gọn gàng, không đeo kính, áo có cổ. Ở cơ quan nhà nước phụ trách làm hộ chiếu cho công dân có cung cấp dịch vụ chụp ảnh. Bạn có thể chụp tại đây để đảm bảo ảnh hợp lệ 100%. Tuy nhiên giá cả có thể sẽ đắt hơn một chút.
  • Sổ tạm trú nếu bạn là người ngoại tỉnh.

Trường hợp dưới 14 tuổi

Khi người xin cấp hộ chiếu dưới 14 tuổi thì với bất kỳ cách làm hộ chiếu đi nước ngoài nào cũng cần phải đáp ứng đủ thủ tục làm hộ chiếu cho trẻ em, bao gồm các giấy tờ sau:

  • 1 tờ khai đề nghị xin cấp hộ chiếu, tờ khai này bắt buộc phải có xác nhận của công an xã, phường, thị trấn nơi người xin cấp hộ chiếu thường trú.
  • 2 ảnh chụp cỡ 4 x 6 cm. Đáp ứng điều kiện: không chụp quá 3 tháng, nền trắng, tóc tai vấn gọn gàng, không đeo kính, áo có cổ.
  • Chứng minh thư của người đi làm hộ chiếu thay trẻ.
  • Số hộ khẩu bản gốc hoặc bản sao.
  • Sổ tạm trú nếu bạn là người ngoại tỉnh.

Trường hợp bố mẹ đã có hộ chiếu và muốn bổ sung thêm trẻ vào hộ chiếu của mình

Khi đi làm hộ chiếu bạn cần mang sổ hộ khẩu, sổ tạm trú nếu ngoại tỉnh

  • 1 tờ khai xin cấp hộ chiếu, tờ khai cần phải có xác nhận của xã, phường nơi gia đình thường trú, kèm theo ảnh của trẻ. Ảnh phải được đóng dấu giáp lai.
  • 1 bản sao giấy khai sinh của trẻ (kèm bản chính để phục vụ công tác đối chiếu).
  • 2 ảnh của trẻ cỡ 3×4 cm. Đáp ứng điều kiện: không chụp quá 3 tháng, nền trắng, tóc tai vấn gọn gàng, không đeo kính, áo có cổ.
  • 1 bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước của bố mẹ (kèm bản chính để phục vụ công tác đối chiếu).
  • 1 bản sao sổ hộ khẩu (kèm theo bản chính để đối chiếu).
  • Sổ tạm trú nếu bạn là người ngoại tỉnh.

Trường hợp bố/mẹ chưa có hộ chiếu và xin cấp mới hộ chiếu của bố/mẹ ghép chung trẻ

Trường hợp này thường xảy ra khi bố/mẹ của trẻ là người ngoại tỉnh và chỉ có hộ khẩu tạm trú. Khi đó, cần các giấy tờ sau:

  • 1 tờ khai xin cấp hộ chiếu, tờ khai cần phải có xác nhận của xã, phường nơi gia đình thường trú kèm theo ảnh của trẻ. Ảnh phải được đóng dấu giáp lai.
  • 1 bản sao giấy khai sinh của trẻ (kèm bản chính để phục vụ công tác đối chiếu).
  • 2 ảnh của bố/mẹ cỡ 4×6. Ảnh của bố mẹ đáp ứng điều kiện: không chụp quá 6 tháng, nền trắng, tóc tai vấn gọn gàng, không đeo kính, áo có cổ.
  • 2 ảnh của trẻ cỡ 3×4 cm. Ảnh của trẻ
  • Đáp ứng điều kiện: không chụp quá 3 tháng, nền trắng, tóc tai vấn gọn gàng, không đeo kính, áo có cổ.
  • 1 bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước của bố/mẹ (kèm bản chính để phục vụ công tác đối chiếu).
  • 1 bản sao sổ tạm trú (kèm theo bản chính để đối chiếu). Nếu bạn là người ngoại tỉnh.

2. Cách làm hộ chiếu đi nước ngoài như thế nào? Các bước cụ thể

Đối với các cách làm hộ chiếu đi nước ngoài thì quy trình làm hộ chiếu gồm có 3 bước, cụ thể:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trong những trường hợp cụ thể đã được nhắc đến ở phần trước

Bước 2: Nộp hồ sơ và nộp lệ phí. Bạn có thể nộp hồ sơ tại 2 địa chỉ sau:

  • Phòng quản lý xuất nhập cảnh của công an tỉnh hoặc thành phố (trực thuộc trung ương).
  • Cục quản lý xuất nhập cảnh, địa chỉ cụ thể tại số 74 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
  • Lệ phí làm hộ chiếu là 200.000đ/ quyển.
  • lệ phí làm visa cho bố mẹ ghép chung với con là 250.000 đồng/ quyển.
  • Lệ phí cấp lại hộ chiếu do bị hỏng hoặc mất là 400.000 đồng/ quyển.
  • Lệ phí gia hạn visa là 100.000 quyển.

Bước 3: Đợi nhận hộ chiếu. Thời gian chờ khoảng 5 – 8 ngày làm việc.

Bạn nộp hồ sơ ở địa chỉ nào thì sẽ nhận kết quả ở địa chỉ đó. Hay nói cách khác, những địa chỉ này cũng chính là chỗ làm passport/nơi cấp hộ chiếu.

Nếu không có thời gian bạn đến nhận hộ chiếu, bạn có thể sử dụng dịch vụ chuyển phát hộ chiếu tận nhà.

3. Cách làm hộ chiếu đi nước ngoài cho người ở tỉnh

Cách làm passport cho người ở tỉnh cũng khá đơn giản. Người ở tỉnh muốn làm passport thì cũng chuẩn bị đầy đủ giấy tờ như trên. Tuy nhiên phải chuẩn bị thêm cả sổ tạm trú. Nếu không có sở tạm trú, bạn làm hộ chiếu tại phòng quản lý xuất nhập cảnh của công an tỉnh hoặc thành phố – nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.

Bên cạnh cách làm hộ chiếu truyền thống đã kể trên. Để có thể đáp ứng nhu cầu cũng như điều kiện của người làm hộ chiếu. Hiện nay có thêm phương thức đăng ký làm hộ chiếu online/đăng ký làm passport online. Với những cách làm hộ chiếu đi nước ngoài như này thì người làm hộ chiếu có thể tiết kiệm thời gian hơn. Các cơ quan có thẩm quyền cũng giảm tải được khá nhiều công việc. Đặc biệt là đảm bảo giãn cách xã hội trong dịch Covid – 19.

4. Thời gian làm hộ chiếu đi nước ngoài

Khi nộp hồ sơ ở những địa chỉ và bộ phận khác nhau. Bạn sẽ phải chờ đợi trong những khoảng thời gian khác nhau, cụ thể thời gian làm hộ chiếu như sau:

  • Nộp hồ sơ tại phòng quản lý xuất nhập cảnh của Công an tỉnh, thành phố (trực thuộc trung ương): 8 ngày kể từ ngày bộ phận nhận được hồ sơ.
  • Nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh: 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Tất cả các đơn vị này đều tiếp nhận hồ sơ vào giờ làm việc hành chính, từ thứ 2 đến sáng thứ 7. Kết quả sẽ được trả vào giờ hành chính, từ thứ 2 đến 6.

Các câu hỏi thường gặp về cách làm hộ chiếu

Gia hạn hộ chiếu ở đâu?

Câu hỏi 1: Thời hạn hộ chiếu là bao lâu?

Hộ chiếu cho công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên có thời hạn không quá 10 năm. Hộ chiếu cho công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở xuống có thời hạn không quá 5 năm và không được gia hạn. Hộ chiếu của công dân Việt Nam theo hình thức bố/ mẹ ghép chung với con cái cũng có thời hạn không quá 5 năm và không được gia hạn.

Có một số trường hợp như sau:

  • Bố mẹ đã được cấp hộ chiếu. Vài năm sau làm thủ tục ghép chung con vào hộ chiếu đó. Vậy thời hạn của hộ chiếu này như thế nào? Kể từ ngày ghép chung con vào hộ chiếu thì hộ chiếu sẽ được sử dụng không quá 5 năm nữa.
  • Hộ chiếu bị mất, bị hỏng và phải xin cấp lại có thời hạn bằng hộ chiếu cũ. Tức là hộ chiếu bị hỏng hoặc bị mất có thời hạn đến 09/2021 thì hộ chiếu được cấp lại cũng có thời hạn tương ứng.

Câu hỏi 2: Có nên làm hộ chiếu bố mẹ ghép với con cái không?

Theo ESA là không? Bởi vì hộ chiếu của bố/ mẹ sẽ có thời hạn ngắn lại. Thời hạn chỉ bằng một nửa so với thông thường. Đặc biệt là không thể gia hạn, không thể làm hộ chiếu online. Thật sự là khá bất tiện.

Câu hỏi 3: Trẻ em bao nhiêu tuổi thì được làm hộ chiếu riêng?

Trẻ em từ bé đã có thể làm hộ chiếu riêng biệt. Chính phủ Việt Nam có quy định như sau:

  • Trẻ em từ 0 – 9 tuổi có thể làm hộ chiếu riêng hoặc ghép chung với bố mẹ.
  • Trẻ em từ 9 – 14 tuổi bắt buộc phải làm hộ chiếu riêng.

Trên đây là cách làm hộ chiếu đi nước ngoài tỉ mỉ nhất. Mong rằng sau khi tham khảo cách làm hộ chiếu đi nước ngoài mà chúng tôi chia sẻ, bạn có thể làm hộ chiếu nhanh để đi nước ngoài du lịch hoặc du học mà không gặp nhiều bối rối.

Xem thêm các bài viết có liên quan:

  • Cách chuẩn bị, sắp xếp hành lí trước khi ra nước ngoài.
  • Du học Anh Quốc.
  • Du học USA.
  • Du học Australia.
  • Du học Canada.
  • Du học Đức.

Bạn đang xem bài viết: Cách làm hộ chiếu đi nước ngoài đơn giản nhất không phải ai cũng biết. Thông tin do damri.edu.vn chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts