Bật mí 8 cách làm giảm đau nhiệt miệng tại nhà đơn giản

Mẹo Vặt || 7 cách chữa nhiệt miệng nhanh gọn mà hiệu quả thần tốc
Mẹo Vặt || 7 cách chữa nhiệt miệng nhanh gọn mà hiệu quả thần tốc

Nhiệt miệng là một căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái cho cuộc sống người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn đọc những mẹo hay dân gian giúp giảm đau nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà.

Mục lục

  • Nhiệt miệng là gì?
  • Các nguyên nhân thường gặp gây nhiệt miệng?
  • Tại sao nhiều người bệnh lựa chọn điều trị nhiệt miệng tại nhà?
  • Mẹo giảm đau nhiệt miệng hiệu quả
    • 1. Súc miệng bằng nước muối làm giảm đau khi nhiệt miệng
    • 2. Giảm đau nhiệt miệng từ thảo dược
    • 3. Mật ong nguyên chất – giảm đau nhiệt miệng
    • 4. Cách làm giảm đau nhiệt miệng từ sữa chua
    • 5. Nước ép cà chua giảm nhiệt miệng
    • 6. Súc miệng với nước của cải trắng
    • 7. Giảm nhiệt miệng từ nước khế chua
    • 8. Chườm đá lạnh giảm nhanh đau rát nhiệt miệng
  • Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng hiệu quả
  • Xịt họng AFree – giảm đau do nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (hay viêm loét miệng) là căn bệnh lành tính, biểu hiện đặc trưng của bệnh là xuất hiện các đốm trắng, mọng nước ở mặt trong má, lợi, lưỡi, thường hình tròn hoặc hình bầu dục kích thước to nhỏ khác nhau. Các đốm trắng to dần, sau vài ngày thì đồng loạt vỡ ra tạo các vết loét có lớp giả mạc màu trắng phía trên.

Bệnh gây viêm nhiễm, sưng tấy, đau rát niêm mạc vùng miệng gây khó khăn trong sinh hoạt và giao tiếp, đặc biệt là khi ăn uống, nhai nuốt. Khi bệnh trở nặng có thể sốt cao, áp xe nông dưới lưỡi, dưới niêm mạc, nổi hạch ở góc hàm…

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Biểu hiện của nhiệt miệng

Các nguyên nhân thường gặp gây nhiệt miệng?

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét miệng vẫn chưa rõ, nhưng có một vài yếu tố thường gặp làm tăng nguy cơ gây nhiệt miệng như:

Chức năng gan suy giảm: Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Vì vậy khi chức năng gan suy yếu, chất độc tích tụ lại trong cơ thể, một trong số đó có thể là các bọng nước ở vùng miệng.

Hệ miễn dịch suy yếu: Vì một nguyên nhân nào đó, hệ miễn dịch của bạn suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus tấn công vào niêm mạc miệng gây nên các vết loét.

Khi bạn mắc một số bệnh như: Loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn HP, bệnh HIV/SAID, bệnh Celiac (bệnh rối loạn tự miễn dịch), bệnh Behcet (bệnh tự miễn)…

Yếu tố tâm lý : Stress, căng thẳng thường xuyên, hay lo âu gây ảnh hưởng không tốt sức khỏe và hệ miễn dịch.

Thiếu các chất dinh dưỡng: Vitamin C, B9, B12 và kẽm, sắt, acid folic

Thói quen xấu: Tổn thương răng miệng (vệ sinh răng quá mạnh), ăn quá nhiều thực phẩm cay, nóng, chất kích thích hay vô tình cắm vào má.

☛ Xem thêm: Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Tại sao nhiều người bệnh lựa chọn điều trị nhiệt miệng tại nhà?

Nhiệt miệng là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng, bệnh thường tự khỏi sau 1-2 tuần mà không cần sử dụng thuốc cũng như không để lại biến chứng gì. Song trong quá trình bị bệnh các vết loét gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt khi ăn uống.

Ngày nay, có rất nhiều thuốc tây y như: thuốc giảm đau, chống viêm, kháng sinh, chống dị ứng…thường được sử dụng để điều trị nhiệt miệng nhưng nó lại gây ra rất nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Chính vì vậy, điều trị nhiệt miệng từ các mẹo dân gian được nhiều người bệnh tin dùng, do:

  • An toàn: sử dụng các nguyên liệu từ thảo dược lành tính từ thiên nhiên do vậy phương pháp này rất an toàn, không gây tác dụng phụ như khi bạn sử dụng thuốc tây.
  • Tiết kiệm: không mất nhiều tiền cũng như quá nhiều thời gian để tìm kiếm những thảo dược này, bởi nó đã có sẵn trong bếp hay vườn của bạn.
  • Hiệu quả: mặc dù không mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng như thuốc tây song bên cạnh tác dụng điều trị bệnh các thảo dược này còn giúp thanh nhiệt giảm độc, bổ sung chất dinh dưỡng.

Một số điểm bạn cần lưu ý, nếu trình trạng nhiệt miệng của bạn kéo dài trên 2 tuần mà không khỏi, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám vì có một số bệnh có triệu chứng tương tự với bệnh nhiệt miệng.

Mẹo giảm đau nhiệt miệng hiệu quả

Hầu hết, chúng ta đã từng ít nhất một lần mắc bệnh nhiệt miệng. Bệnh gây đau đớn, khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người bệnh nhưng cơ thể có thể tự chữa lành trong từ 1-2 tuần. Chính vì vậy các bài thuốc, mẹo vặt được lưu truyền trong dân gian giúp thúc đẩy cơ thể tự chữa lành các vết loét được rất nhiều người bệnh áp dụng.

1. Súc miệng bằng nước muối làm giảm đau khi nhiệt miệng

Nước muối có tính khử khuẩn, sát trùng cao lại an toàn, lành tính. Đồng thời cách pha chế đơn giản, nhanh chóng và không tốn kém.

Cách thực hiện:

  • Hoàn tan 0,9 gam muối với 100ml nước ấm
  • Súc miệng bằng nước muối 20-30 giây sau đó nhổ ra, lặp lại vài lần.

Hãy súc miệng sâu xuống cổ họng và không được nuốt. Thực hiện 2-3 lần trong ngày bạn sẽ thấy tình trạng đau rát nhiệt miệng cải thiện đáng kể.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các loại nước súc miệng chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất

2. Giảm đau nhiệt miệng từ thảo dược

Theo y học cổ truyền trà tươi, trà khô, rau dấp cá, húng chanh, có tác dụng trừ thấp nhiệt ở tỳ vị, giảm hôi miệng và thanh nhiệt giải độc. Trong thành phần của các thảo dược này có Tanin – chất có tính kháng khuẩn, sát trùng và làm săn da.

Cách thực hiện:

  • Thảo dược rửa sạch, để ráo nước.
  • Dập nát thảo dược rồi đắp trực tiếp lên miệng vết loét

Các thảo dược này làm giảm đau, sưng tấy vết loét miệng hiệu quả.

3. Mật ong nguyên chất – giảm đau nhiệt miệng

Mật ong có tác dụng chống nhiễm trùng, chống viêm như một kháng sinh tự nhiên và kích thích tái tạo niêm mạc mới giúp cho vết loét không bị sưng, đỏ và đau rát. Có rất nhiều cách trị nhiệt miệng với mật ong bạn có thể áp dụng ngay tại nhà như:

Cách thực hiện:

  • Bôi trực tiếp mật ong lên vết loét từ 3-4 lần trong ngày, thực hiện liên tục từ 5-7 ngày.
  • Bạn có thể kết hợp mật ong với nghệ đắp lên vết loét từ 2-3 lần trong ngày.
  • Ngoài ra, hãy thêm một chút mật ong vào trà ấm và uống hàng ngày, uống từ từ để mật ong có thể thấm vào vết loét.

Mật ong đã được khoa học chứng minh khả năng làm lành vết thương và rất lành tính.

4. Cách làm giảm đau nhiệt miệng từ sữa chua

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa chua có tác dụng lợi khuẩn do có men vi sinh sống Lactobacillus góp phần đẩy lùi được vi khuẩn Helicobater pylori – nguyên nhân gián tiếp gây nhiệt miệng.

Cách thực hiện:

  • Hãy ăn sữa chua mỗi ngày sau mỗi bữa ăn giúp diệt vi khuẩn HP hiệu quả, nhanh chóng khỏi nhiệt miệng và đồng thời tốt cho hệ tiêu hóa.

Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp giảm viêm, nhanh lành vết nhiệt cùng với cái mát lạnh giúp giảm đau hiệu quả.

5. Nước ép cà chua giảm nhiệt miệng

Trong cà chua có nhiều vitamin, tính bình, vị ngọt hơi chua cà chua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Do vậy, hãy uống 1-2 ly nước ép cà chua mỗi ngày bạn sẽ thấy dễ chịu hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2-3 quả cà chua, ép lấy nước
  • Ngậm nước ép cà chua và nuốt từ từ xuống

Để không mất quá nhiều thời gian bạn có thể nhai cà chua sống cũng có hiệu quả tương tự.

6. Súc miệng với nước của cải trắng

Củ cải trắng là món ngon quen thuộc, với vị ngọt tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên từ lâu được ông cha ta sử dụng trong các bài thuốc trị mụn nhọt, viêm loét.

Cách thực hiện:

  • Củ cải xay nguyễn, lọc lấy nước
  • Hoàn với một phần nước sôi để súc miệng

Khi súc miệng bằng nước củ cải sẽ làm dịu đi tình trạng sưng tấy các vết loét. Nên súc miệng từ 2-3 lần trong ngày, thực hiện liên tục trong 4 ngày.

7. Giảm nhiệt miệng từ nước khế chua

Khế có vị chua, tính mát giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể và giảm các viêm loét, mẫn ngứa. Đây là một vị thuốc trị nhiệt miệng rất lành tính với cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Lấy 2-3 quả khế chua, giã nát và ngâm vào nước rồi đun sôi
  • Để nguội, uống nước này và nuốt dần

Thực hiện liên tục 4 ngày từ 2-3 lần trong ngày, cơn đau nhiệt miệng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

8. Chườm đá lạnh giảm nhanh đau rát nhiệt miệng

Đá lạnh giúp làm mát, giảm đau hiệu quả. Bạn hãy lấy một viên đá nhỏ chườm lên vết loét, ngay sau đó cơn đau rát của bạn sẽ giảm đáng kể mà không có tác dụng phụ nào.

☛ Tham khảo thêm tại: Review thuốc trị nhiệt miệng

Cách phòng tránh bệnh nhiệt miệng hiệu quả

Bệnh nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng nó gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Dưới đây là một số phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.

  • Tránh các thực phẩm cay, nóng hay thực phẩm chứa nhiều acid như chanh, cam, dứa… vì nó sẽ làm tình trạng nhiệt miệng của bạn thêm trầm trọng.
  • Tạo thói quen vệ sinh răng miệng lành mạnh như: chải răng nhẹ nhàng, dùng chỉ nha khoa, khám nha khoa định kì…
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, sảng khoái, học cách chống chế stress.
  • Ăn uống khoa học đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt thường xuyên bổ sung các chất thanh mát, giàu vitamin và khoáng chất. Nên ăn các món luộc, hấp hạn chế ăn các món chiên xào.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc, tăng đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Tập luyện thể dục thể thao như: yoga, thái cực quyền, thiền… giúp nâng cao sức khỏe, giảm căng thẳng.

☛ Tham khảo bài viết: Bị nhiệt miệng quanh năm

Xịt họng AFree – giảm đau do nhiệt miệng hiệu quả

Vi khuẩn khoang miệng là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng, vì vậy vệ sinh sạch sẽ vùng miệng – hầu họng là rất cần thiết. Xịt họng AFree giúp tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả.

Sản phẩm là sự kết hợp của: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartazin, hương hoa quả, nước tinh khiết. Các nghiên cứu cho thấy kẽm có tác dụng diệt vi khuẩn, virus rất tốt, thậm chí là Corona virus, đồng thời hỗ trợ miễn dịch, chống oxy hóa và chống viêm. Kết hợp cùng với Iod là một chất diệt khuẩn phổ rộng với độc tính thấp, tính kháng khuẩn rất cao, sự kháng thuốc rất thấp.

Công dụng:

  • Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
  • Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
  • Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
  • Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn

Cách sử dụng:

  • Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 2-3 nhịp vào họng hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương.
  • Trong trường hợp ho nặng, có thể xịt 15 lần/ngày.
  • Có thể pha dung dịch với nước để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml.

Sản phẩm được phát triển từ bằng sáng chế của Mỹ, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Người bệnh có thể yên tâm về chất lượng và hiệu quả sản phẩm.

Đặt giao xịt họng AFree ngay tại nhà Ở ĐÂY

Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên Toàn Quốc

Kết luận:

Bài viết trên là tổng hợp các phương pháp giảm đau nhiệt miệng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Song song với trị bệnh bạn nên có một lối sống khoa học, hợp lý giúp nhanh chóng khỏi bệnh cũng như phòng bệnh hiệu quả. Chúc các bạn đọc chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả khi sử dụng các phương pháp này.

Bạn đang xem bài viết: Bật mí 8 cách làm giảm đau nhiệt miệng tại nhà đơn giản. Thông tin do damri.edu.vn chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

Similar Posts